Nhóm làm việc vì sự tham gia của người dân https://www.olymptrade-id.org/tutorial
Mời viết bài tham luận - Hội thảo xã hội dân sự thường niên lần 2

Mời viết bài tham luận – Hội thảo xã hội dân sự thường niên lần 2

Hội thảo thường niên lần thứ nhất http://olymptrade-id.org/promo về “Vai trò của xã hội dân sự trong phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa” đã được tổ chức trong hai ngày 14 và 15 tháng 4 năm 2016. Trong không gian dân sự đó những nhà nghiên cứu, giảng dạy và thực hành phát triển đã trao đổi thông tin, kiến thức về vai trò của XHDS trong mối quan hệ với nhà nước và thị trường. Tiếp nối thành công này, Ban tổ chức (bao gồm các cá nhân, tổ chức và mạng lưới xã hội dân sự) quyết định mời các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động thực tế và các chuyên gia tham gia viết bài và trình bày tham luận ở Hội thảo xã hội dân sự thường niên lần thứ hai dự kiến được tổ chức vào ngày 8 và 9 tháng 6 năm 2017 với tiêu đề “Triết lý phát triển: bài học từ quá khứ và định hướng cho tương lai Việt Nam” https://olymptrade-id.org/app.

Giới thiệu

Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có những phát triển lớn về kinh tế, xã hội và văn hóa. Hàng triệu người đã thoát khỏi đói nghèo, hàng triệu người đã có cơ hội để thực hành quyền và ý chí tự do của mình. Tuy nhiên, nhiều hậu quả đã phát sinh trong quá trình phát triển này. Ví dụ, bất bình đẳng về kinh tế ở Việt Nam ngày càng nới rộng có thể dẫn đến bất bình đẳng về sự tham gia chính trị. Các mô hình kinh tế hiện nay đang gây ra ô nhiễm môi trường không khí, đất, nước làm tổn hại đến sức khỏe cộng đồng và ngăn cản cơ hội thoát nghèo cho những người đang bị bỏ lại phía sau. Diễn ngôn về “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đang được sử dụng biện minh cho sự phân bổ nguồn lực quốc gia không hiệu quả, dẫn đến nợ công và nợ xấu ở mức nguy hiểm. Quá trình đô thị hóa và thương mại hóa đang xóa bỏ nhiều di sản văn hóa, thiên nhiên và tri thức bản địa làm suy giảm lợi thế cạnh tranh quốc gia của Việt Nam trong quá trình hội nhập.

Một quốc gia thành công hay thất bại phụ thuộc rất nhiều vào triết lý phát triển mà quốc gia đó lựa chọn để từ đó xây dựng thể chế và chính sách. Sau 30 năm đổi mới, Việt Nam đã có đủ trải nghiệm để nhìn lại, học hỏi và điều chỉnh triết lý phát triển của mình. Để góp phần vào việc phân tích những thành công và thất bại, thách thức và rào cản, rút ra các bài học cho mô hình phát triển tương lai, Hội thảo thường niên xã hội dân sự lần thứ hai sẽ tập trung vào nội dung “Triết lý phát triển: bài học từ quá khứ và định hướng cho tương lai Việt Nam”.

Mục đích hội thảo

  • Tạo không gian thảo luận học thuật cũng như trao đổi kinh nghiệm thực tế giữa các cơ quan nhà nước, các tác nhân xã hội dân sự, và xã hội về triết lý phát triển hữu ích cho Việt Nam.
  • Cung cấp nền tảng lý luận và thực tiễn cho việc hình thành chính sách phát triển, đặc biệt vai trò của xã hội dân sự và trí thức trong việc đóng góp cho quá trình hình thành và triển khai các triết lý phát triển.

Các nội dung và chương trình dự kiến

Dưới đây là gợi ý của ban tổ chức. Nếu tác giả có nghiên cứu hoặc bài viết hay về các chủ đề liên quan đến triết lý, chính sách và chương trình phát triển phù hợp cho Việt Nam, Ban tổ chức sẵn sàng xem xét.

– Triết lý phát triển và bài học lớn trong tiến trình 30 phát triển từ đổi mới ở Việt Nam.

– Triết lý phát triển và các kết quả/hậu quả cụ thể về (i) môi trường tự nhiên: không khí, đất, nước, sông, biển, hồ; (ii) di sản văn hóa ở nông thôn và thành thị; (iii) nội lực và tinh thần sáng tạo, khởi nghiệp và tự chủ; (iv) bất bình đẳng và đói nghèo, quyền, tiếng nói và sự tham gia của người dân trong các lĩnh vực khác nhau bao gồm cả giáo dục và y tế; (v) minh bạch, trách nhiệm giải trình và vai trò kiến tạo của nhà nước; (vi) hội nhập quốc tế và huy động nguồn lực phát triển cho Việt Nam.

– Vai trò của xã hội dân sự trong việc hình thành và triển khai triết lý phát triển: năng lực của XHDS, cơ chế tham gia, cơ chế hợp tác giữa XHDS, nhà nước và doanh nghiệp.

Ban tổ chức dự kiến Hội thảo thường niên lần thứ hai sẽ diễn ra trong hai ngày, bao gồm Phiên họp toàn thể 1 bàn về “triết lý phát triển và bài học trong tiến trình 30 năm từ ngày đổi mới” tập trung vào phân tích, thảo luận về các triết lý phát triển chung mà chúng ta đã lựa chọn hoặc không lựa chọn và ảnh hưởng vĩ mô của nó. Sau đó sẽ là các phiên thảo luận song song về các chủ đề cụ thể (môi trường, văn hóa, quyền…) để hiểu hơn về các triết lý phát triển chúng ta đã lựa chọn được triển khai trong thực tế như thế nào và đã tạo ra những kết quả/hậu quả gì. Cuối cùng là Phiên họp toàn thể 2 bàn về “Triết lý phát triển hướng tới tương lai cho Việt Nam” nhằm đúc kết các bài học quan trọng, đưa ra các triết lý phát triển và định hướng tương lai cho Việt Nam.

Mời viết bài tham luận

Ban tổ chức xin thông báo và kính mời các nhà nghiên cứu, các nhà hoạt động xã hội, các tổ chức và cá nhân quan tâm đến chủ đề nêu trên tham gia và đóng góp cho Hội thảo. Các tham luận có thể là các nghiên cứu khoa học, các bài tổng hợp thực tế, hoặc phân tích về một triết lý phát triển trong một lĩnh vực cụ thể. Tham luận có thể của một cá nhân, tổ chức, hoặc hợp tác giữa nhiều cá nhân và tổ chức.

Kế hoạch cụ thể

– Bước 1: Gửi tóm tắt đề tài (không quá 1 trang A4, cỡ chữ 12) cho ban tổ chức về địa chỉ email: ppwgvietnam@gmail.com trước 17h00 ngày 27 tháng 2 năm 2017.

– Bước 2: Ban tổ chức sẽ gửi thông báo cho những tác giả có tóm tắt được lựa chọn để phát triển thành bài đầy đủ trước 17h00 ngày 6 tháng 3 năm 2017.

– Bước 3: Những người được mời viết bài đầy đủ sẽ gửi lại bài cho Ban tổ chức trước 17h00 ngày 10 tháng 5 năm 2017.

– Bước 4: Ban tổ chức sẽ gửi thông báo mời những bài có chất lượng trình bày tại hội thảo trước 17h00 ngày 23 tháng 5 năm 2017.

– Bước 5: Tổ chức hội thảo ở Hà Nội, dự kiến vào ngày 8 và 9 tháng 6 năm 2017.

Mọi chi phí liên quan đến khách mời (đi lại, ăn ở trong thời gian hội thảo) sẽ được chi trả bởi Ban tổ chức.

Để tìm hiểu thêm thông tin về Hội thảo và cách tham gia hội thảo, xin liên hệ chị Trần Chung Châu tại địa chỉ email: ppwgvietnam@gmail.com hoặc điện thoại: 0084 4 6273 7933.

Thay mặt ban tổ chức,

Lê Quang Bình

Chủ tịch PPWG

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *